TRIẾT HỌC HIỆN SINH - TRẦN THÁI ĐỈNH


Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, Nxb Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết.

Cuốn sách Triết học hiện sinh (tập hợp từ các bài viết của Gs. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn.

Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần: 3 chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh. 7 chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh:
Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực;
Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần;
Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học;
Jaspers, hiện sinh và siêu việt;
Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm;
Sartre, hiện sinh phi lý;
Heidegger, hiện sinh và hiện hữu.
Triết học hiện sinh là triết dạy ta suy nghĩ về thân phận làm người. Văn của triết học hiện sinh là văn mô tả – đôi khi tả chân quá – nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nôn của con người tầm thường, hòng thức tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả của con người tự do.


Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
Scroll to top