CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO - TỪ THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM


Mọi biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong xã hội cũ đều là một sự tha hóa. Con người không tìm ra được một lý tưởng để dắt dẫn mình lên phía trước, mà chỉ ra cho mình một ảo tưởng kéo mình lại đằng sau.

1. Trong không khí ngột ngạt của thời trung cổ, tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị và các tín điều của tôn giáo là những xiềng xích, trói buộc, gò bó và nô dịch con người, thay thế lý trí bằng niềm tin, thay thế tự do bằng sự phục tùng mù quáng. Những nhà nhân đạo chủ nghĩa đầu tiên trong thời kỳ Phục hưng, từ Ý sang Pháp, rồi sang Tây Ban Nha, đã nêu những tư tưởng tốt đẹp nhất để khẳng định vị trí của con người danh dự của con người, phẩm chất của con người. Họ làm việc đó với tinh thần Phục hưng, nghĩa là quay lại tiếp thu những thành tựu của vàn hóa Hy Lạp, coi những thành tựu văn hóa đó như kiểu mẫu của chủ nghĩa nhân đạo. Tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của họ là một sự tiến bộ rất lớn trong lịch sử, nhưng còn ngừng lại trong khuôn khổ của Thiên chúa giáo. Mặc dù những tư tưởng ấy là những mầm mống đầu tiên phá vỡ sự ràng buộc của tôn giáo, nhưng chưa vượt qua được ranh giới của tôn giáo, vì những nhà nhân đạo chủ nghĩa đầu tiên ấy là những người trí thức Thiên chúa giáo.

Phải chờ đến thế kỷ thứ XVIII, nhất là trong cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa nhân đạo tư sản mới được phát triển đầy đủ Chủ nghĩa nhân đạo tư sản coi nhà thờ và chế độ phong kiến là những đối tượng cần xóa bỏ. Cách mạng 1789 của Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản. Nó đã tấn công rất mạnh mẽ vào hệ tư tưởng nhà thờ và hệ tư tưởng phong kiến. Trước cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa có một cuộc cách mạng nào triệt để trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế nhcuộc cách mạng tư sản Pháp. Meslier nói:”Chúng ta phải treo cổ nhà vua và bọn quý tộc bằng sợi dây thừng làm bằng ruột rút ra từ trong bụng của các thầy tu”. Treo cổ vua chúa dưới đất cũng có nghĩa là xóa bỏ uy quyền của vua, chúa ở trên trời và khi người ta dám nhìn thẳng vào mặt chúa ở trên trời thì người ta cũng không còn coi trọng những quyền uy trên mặt đất nữa. Những tư tưởng mãnh liệt trong chủ nghĩa nhân đạo thời đó tiếp tục gây hào hứng cho những người về sau, nhất là ở những nước còn chịu sự kìm kẹp của tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nó, chủ nghĩa nhân đạo tư sản gặp những mâu thuẫn không thể giải quyết được của giai cấp tư sản, tức là tự do kinh doanh, tự do thị trường, tự do bóc lột công nhân.

Mâu thuẫn này ngày càng bộc lộ làm cho người ta chán chường chủ nghĩa tư bản và mơ ước một xã hội gì khác xã hội tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ra đời với những tư tưởng vĩ đại của Owen, Fourrier, Saint Simon. Nó lên án sự áp bức bóc lột nêu lên những mâu thuẫn rồi ren trong lòng xã hội tư bản. Nó mở ra cho loài người nhìn thấy một xã hội tươi đẹp, xây dựng trên cơ sở chiếm hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Những tư tưởng đó đã gợi ý rất nhiều cho Marx – Ăng ghen suy nghĩ về tương lai của nhân loại

Đi đôi với việc hoan nghênh những tư tưởng tiến bộ ấy, Marx – Engels đã phê phán nghiêm khắc chủ nghĩa xã hội không tưởng, vì nếu không phê phán nó, thì nó sẽ kìm hãm sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân. Nó phủ nhận đấu tranh cách mạng nhằm xóa bỏ giai cấp bóc lột và nó mở đường cho chủ nghĩa cải lương.

2. Trên đất nước ViệtNamchúng ta, nhiều trào lưu tư tưởng nhân đạo và cả phản nhân đạo đã tồn tại trong thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, những tư tưởng phản nhân đạo nhất cũng thường phải khoác cái áo nhân đạo để tồn tại. Khổng Tử cũng nói đến lòng “thương người”. Nhưng tình “thương người” của Khổng Tử khác lòng thương người ở chúng ta biết chừng nào. Nếu không xem xét kỹ điều đó thì chúng ta sẽ vô tình sa vào những cái mơ hồ của Khổng giáo.

Tình thương người mà chúng ta nói bây giờ phải được đặt trên cơ sở vật chất của nó, phải được nghiên cứu dưới ánh sáng của thế giới quan Marx – Lênin và trên lập trờng chiến đấu của giai cấp công nhân. Không như thế, chứng ta sẽ lẫn lộn nó với tình thương của tôn giáo. Đây không phải tình thương của ông Jésus, tình thương đối với kẻ “tát má bên này thì đưa má bên kia cho tát nữa”. Đây cũng không phải là tình thương của đạo Phật, tình thương đối với tất cả mọi người, từ con sâu đến lá cây ngọn cỏ… Chúng ta không thừa nhận thứ tình thương mơ hồ và siêu giai cấp ấy.

Ở phương Tây, tư tưởng nhân đạo suốt thời kỳ Phục hưng cho đến thời kỳ ánh sáng, đều liên tiếng phê phán tư tưởng “nhân đạo” phong kiến. Nhưng ở ViệtNamhôm nay thì tình hình lại khác. Ở ViệtNam, chúng ta phải vừa phê phán tư tưởng nhân đạo tư sản, lại vừa phải phê khán những tư tưởng gọi là “nhân đạo” của giai cấp phong kiến.

Khi giai cấp tư sản ở Pháp làm cuộc cách mạng vĩ đại năm 1789, thì nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử là triệt để xóa bỏ hệ thống giá trị của chế độ phong kiến, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng Còn ở ta, giai cấp tư sản lại quá yếu ớt, nó không đủ sức chống lại hệ t tưởng phong kiến, mà lại tiếp tục chịu sự thống trị của hệ tư tưởng ấy. Ngày nay, nó là một giai cấp chưa kịp trưởng thành đã chết yểu. Chúng ta đã chôn nó, nhưng nó vẫn để lại trên vai chúng ta món nợ mà lẽ ra nó phải trả: đó là món nợ với hệ tư tưởng phong kiến.

Giai cấp tư sản đã bị xóa bỏ, nhưng ở ViệtNamta, vẫn còn miếng đất cho tư tưởng tư sản phát triển. Đó là miếng đất của người tiểu tư sản, ở cả thành thị và nông thôn miếng đất của người sản xuất nhỏ.

Chúng ta nói về người nông dân Việt Namvới những tình cảm sâu sắc nhất. Vinh quang của đất nước ta, của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử là vinh quang của người nông dân Việt Nam. Đó là những người yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu anh dũng và là những con người gắn bó với lợi ích của cộng đồng và Tổ quốc. Tuy nhiên, khi đi vào chủ nghĩa xã hội, trước những nhiệm vụ mới, người nông dân Việt Namkhông khỏi bộc lộ nhiều nhược điểm . Nếu chúng ta không thấy rõ điều đó, vẫn cứ tuyệt đối hóa ưu điểm của người nông dân, thì chúng ta mắc vào “chủ nghĩa nông dân”, sẽ “hạ phóng” những công nhân, trí thức và học sinh về nông thôn để “học tập nông dân!’. Nếu người nông dân không tiếp thu tư tưởng công nhân, mà vẫn khư khư giữ cả những tưi tưởng lỗi thời của mình, thì đó là một điều tai hại. Ngoài những tư tưởng tích cực của mình, người nông dân chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng phong kiến. Có xóa bỏ tư tưởng này, thì người nông dân mới phát huy được ưu điểm truyền thống của mình và mới vươn được tới tư tưởng công nhân, trở thành con người làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Chính Đảng ta đã đặc biệt giáo dục và rèn luyện nhiều phẩm chất tốt đẹp cho nông dân qua kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và qua việc tập thể hóa trong nông nghiệp. Đảng tiếp tục cải biến người nông dân cũ thành người nông dân tập thể để nông dân phát huy tinh thần tích cực của mình trong việc xây dựng đất nước và đổi mới bộ mặt nông thôn.

Từ những vấn đề nêu ra trên đây, chúng ta thấy rõ chống tư tưởng tư sản và chống tư tưởng phong kiến là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau. Đó là hai kẻ thù tư tưởng của chúng ta, kẻ thù của chủ nghĩa nhân đạo. Trong khi chống tư tưởng của hai kẻ thù, chúng ta lại phải đồng thời phê phán tư tưởng của hai bạn đồng minh của chúng ta là: tư tưởng của nông dân ở nông thôn và tư tưởng tiểu tư sản ở thành thị. Chúng tôi nghĩ rằng, nghiên cứu về chủ nghĩa nhân đạo, cần làm sáng tỏ những vấn đề trên. Không như thế thì sẽ mơ hồ, thương người sẽ thành ra ghét người và “yêu nhau lại hóa bằng mười phụ nhau”.

3. Ở thời đại chúng ta chế độ thuộc địa đã bị cả loài người thức tỉnh lên án. Chủ nghĩa đế quốc phải thay đổi dạng mới có thể tiếp tục chi phối và nô dịch các dân tộc nhỏ yếu. Chủ nghĩa thực dân cũ biến thành chủ nghĩa thực dân mới.

Chủ nghĩa thực dân mới được thực hiện đầu tiên và đầy đủ ở miền Namnước ta và chính chủ nghĩa thực dân mới đó cũng lại lần đầu tiên bị đánh đổ trên đất nước ta. Nó không còn nữa nhưng tư tưởng của nó còn sống dai dẳng và tiếp tục gây tác hại. Tư tưởng dễ lừa bịp nhất mà chủ nghĩa thực dân mới lợi dụng là chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp tư sản. Ở thời đại chúng ta, đang diễn ra sự đối đầu trực diện giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Một sự tranh chấp gay gắt đang được tiến hành trên mảnh đất của chủ nghĩa nhân đạo để giành giật con người từ hai phía: con người tiếp tục là một sản phẩm tha hóa của xã hội tư bản, hay con người được giải phóng thật sự dưới chế độ xã hội chủ nghĩa .

Ngày nay, bọn đế quốc, bọn phản động nhất, kể cả bọn phát xít trong khi chà đạp lên con người, từng tiêu diệt hàng triệu con người, thì bề ngoài chúng vẫn nhân danh “con người” và luôn mồm nói về “chủ nghĩa nhân đạo” . Bọn phát xít Đức đã chẳng tiêu diệt hàng triệu sinh mạng, dưới chiêu bài chiến đấu cho một kiểu “người thượng đẳng”, kiểu người “siêu nhân” đó sao? “Đại cách mạng văn hóa” của chủ nghĩa Mao chà đạp lên nhân phẩm, xóa bỏ mọi tinh hoa của quá khứ và của nhân loại, đã chẳng nhân danh giai cấp tiên tiến của nhân loại là giai cấp vô sản đó sao? Chủ nghĩa Mao coi chủ nghĩa nhân đạo như cái gì xấu xa, cái gì ghê tởm, cái gì chống lại lập trường giai cấp. Nó cho rằng nói chủ nghĩa nhân đạo là mơ hồ giai cấp, nói đến tính người thì không phải là người “cách mạng”. Nó hạ thấp con người xuống, biến con người hai chân thành con người bốn chân, để sùng bái cá nhân người lãnh đạo.

Trước sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản, một số tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ sinh ra dao động hoang mang. Họ biết rằng chủ nghĩa đế quốc nhất định sẽ tan rã, nhưng họ lại không muốn đi với chủ nghĩa xã hội. Từ đó, người trí thức đứng ở ngã ba đường. Họ không muốn lùi lại xã hội cũ, cho là đáng “buồn nôn” và đáng ghê tởm. Họ cũng không muốn đi tiếp về phía trước, vì họ cho là “vô nhân đạo”. Đó là trường hợp của chủ nghĩa hiện sinh kiểu Jean Paul Sartre. Chủ nghĩa hiện sinh lên án xã hội cũ gây bao nhiêu nỗi bất bình, nhưng lại không muốn xây dựng một xã hội mới. Xã hội tư bản đã đem lại cho người ta sự chán chường, gây sự nổi loạn trong tâm trạng thúc giục sự phá phách mọi thứ. Nhưng sự nổi loạn và sự phá phách của chủ nghĩa hiện sinh lại diễn ra trong nội tâm chứ không nhằm xóa bỏ xã hội tư sản.

Con người đầu tiên sống như con lạc đà, gánh chịu tất cả gánh nặng mà xã hội đặt lên vai nó, rồi cứ lẳng lặng mà đi .

Con người có lúc đã “thức tỉnh”, họ thấy không thể tiếp tục như thế được nữa. Họ nổi loạn và phá phách. Họ muốn sống như con sư tử vậy.

Nhưng sự phá phách chỉ trong đầu óc và trong văn chương của họ, thực tế đã không đi đến đâu. Cuộc đời theo họ, chỉ là một chuỗi chán chường dẫn đến cái chết. (Chủ nghĩa hiện sinh nói về cái chết với một sự ghê rợn nhất và đau xót nhất). Cuối cùng con người đành vui vẻ chấp nhận những hiện tượng trong xã hội tư sản, ngoan ngoãn như một trẻ em.

Gánh nặng như con lạc đà, nổi loạn như con sư tử, và cuối cùng ngoan ngoãn chấp nhận tất cả như một đứa trẻ. Đó là hình ảnh đen tối của nhân loại qua cái nhìn của chủ nghĩa hiện sinh.

* *

*

4. Chủ nghĩa Marx đã phê phán những trào lưu nhân đạo chủ nghĩa nói trên và từ đó khẳng định chủ nghĩa nhân đạo của mình. Có thể nói, chúng ta ai cũng rất hào hứng khi đọc những tác phẩm đầu tiên của Marx. Với một nhiệt tình nóng bỏng như lửa cháy, Marx đã viết về quyền con người, về cuộc sống con người. Marx đã, với sự phẫn nộ lớn nhất, phê phán sự. chà đạp lên con người. Marx muốn làm cho người Đức phải cảm thấy đau khổ gấp hai lần vì vừa đau khổ, vừa nhận thức được sự đau khổ ấy mà vùng lên. Marx muốn làm cho người Đức cảm thấy nhục nhã gấp hai lần: sự nhục nhã của họ được cộng thêm nhận thức về sự nhức nhã đó, sẽ trở thành sức mạnh thôi thúc họ đấu tranh. Những tác phẩm đó cổ vũ giai cấp công nhân đứng dậy, đập tan cái xã hội mà trong đó con người bị “làm nhục, bị chà đạp bị áp bức, bị khinh rẻ”.

Marx đã đọc những tác phẩm về chủ nghĩa nhân đạo trong chủ nghĩa duy vật Pháp và trong triết học cổ điển Đức. Với tác phẩm của Phơbách, Marx đã khẳng định “con người là thực thể cao nhất”, “con người là Thượng đế của bản thân con người’.

Về những tác phẩm đầu tiên của Marx, ngày nay có nhiều ý kiến tranh luận trong giới Marxist. Cách đây 20 năm, một số trí thức tư sản cho rằng thành tựu lớn nhất của Marx, cái đáng hoan nghênh nhất ở Marx, là Marx thời trẻ. Vì theo họ, lúc đó ở Marx là chủ nghĩa nhân đạo. Còn thời kỳ sau của Marx là đấu tranh giai cấp là chuyên chính vô sản, là sự từ bỏ chủ nghĩa nhân đạo.

Một số người khác lại phủ nhận Marx thời trẻ, cho rằng lúc Marx viết về chủ nghĩa nhân đạo, thì Marx chưa trưởng thành và chủ nghĩa Marx chưa chín muồi. Louis Althusser cho rằng chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa phản nhân đạo (antihumanisme), theo ý nghĩa chủ nghĩa Marx không đích đáng gì với truyền thống tư tưởng nhân đạo, không nhằm giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo và không xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo. Với luận điệu này, Althusser đã đối lập chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa nhân đạo. Ông không thấy rằng chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất chặt chẽ với nhau trong hành động cách mạng. ở chủ nghĩa Marx, không có sự đối lập giữa hệ tư tưởng (idéologie) và khoa học (science). Nhiều nhà triết học tư sản cho rằng đã có hệ tư tưởng thì không còn khoa học, mà đã có khoa học thì không có hệ tư tưởng. Theo họ, không thể có sựdung hòa giữa hai cái đó.

Hai quan điểm trên đây đều sai. Phải khẳng định rằng, các tác phẩm đầu tiên của Marx là hết sức quý báu, nó đã mở đường cho Marx tìm tòi và đi lên chủ nghĩa cộng sản. Con người của Marx bắt đầu như vậy. Xuất phát từ con người, Marx nói: “Cái gì gắn với con người là không xa lạ đối với tôi” , và suốt đời Marx đã đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của con. người. Giai đoạn sau Marx không nhắc đến chủ nghĩa nhân đạo bao nhiêu nữa, là vì chủ nghĩa nhân đạo của Marx đã trở thành chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. chủ nghĩa nhân đạo trong hành động, chủ nghĩa nhân đạo hòa nhập với chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa nhân đạo mà Marx đưa lại cho giai cấp công nhân à cổ vũ giai cấp công nhân đấu tranh, là chủ nghĩa nhân đạo cao nhất. Quá trình hình thành chủ nghĩa Marx là sự phát triển từ thấp lên cao của sự thống nhất chặt chẽ giữa hệ tư tưởng và khoa học, giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản. Không có bước đầu thì không có bước cuối. Không có cơ sở vững vàng từ trước thì không có lâu dài đồ sộ về sau. Muốn xây dựng con người có tính người thì phải xóa bỏ các điều kiện xã hội đã tạo nên cái làm cho con người mất tính người. Chúng ta không phải xây dựng con người bằng thuyết giáo bằng kêu gọi con người: “Hãy yêu thương nhau đi”, mà phải tập trung xóa bỏ cơ sở xã hội đã tạo ra sự mất tình yêu thương; có nghĩa là xây dựng một xã hội mới làm cơ sở tạo ra tình yêu thương. Marx đã từ chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng đi đến chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, và với những quan điểm về hình thái kinh tế – xã hội, Marx đã tìm ra cái chìa khóa để tìm hiểu con người và xã hội, từ đó vạch ra con đường cách mạng để giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng nhân loại.

Sự đóng góp to lớn của Marx trong tác phẩm đầu tiên về chủ nghĩa nhân đạo, là quan điểm về sự tha hóa của con người. Chủ nghĩa nhân đạo trong xã hội cũ không thể thoát ra khỏi tình trạng tha hóa ấy. Nó không chống lại được sự tha hóa ấy, mà lại biến thành sự tha hóa mới của con người.

Mọi biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong xã hội cũ đều là một sự tha hóa. Con người không tìm ra được một lý tưởng để dắt dẫn mình lên phía trước, mà chỉ ra cho mình một ảo tưởng kéo mình lại đằng sau.

Trong những tác phẩm đầu tiên. Marx không thể không chịu ảnh hưởng của những nhà tư tưởng vĩ đại trong thời dại của công, như Hegel, Phơbách và những trào lưu khác. Hegel đã nêu lên sự tha hóa của ý mềm thành tự nhiên; và phơbách vận dụng khái niệm “tha hóa” vào tôn giáo đã coi Thợng đế là sản phẩm tha hóa của con người: “Không phải Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng đế, mà chính con người tạo ra thượng đế theo hình ảnh của con người”. Thượng đế vốn là sản phẩm của con người, đã trở thành cái xa lạ với con người, quay lại áp bức con người. Con người quỳ chân trước Thượng đế, không biết rằng họ đã quỳ chân trước ảo tưởng do mình tạo ra, trước cái hình ảnh tha hóa của chính mình.

Marx đã đem những quan điểm về tha hóa đó vận dụng vào xã hội và con người, nêu lên sự tha hóa trong lao động. Từ sự tha hóa trong lao động Marx nhìn ra mọi thứ tha hóa khác của con người. Marx khẳng định con người ra đời bằng lao động, lao động là yếu tố bản chất của con người. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, con người lao động bị tha hóa. Con người chỉ dám nghĩ mình là con người khi thực hiện chức năng chung của con vật, như ăn uống, sinh con cái… Và con người lại cảm thấy mình là con vật khi thực hiện những chức năng chân chính của con người là lao động.

Sự tha hóa trong lao động dẫn đến sự tha hoá giữa người và người. Trong xã hội có giai cấp, luôn luôn có những mâu thuẫn giữa con người và giai cấp, giữa cá nhân và xã hội. Khi khẳng định xã hội thì không đếm xỉa gì đến cá nhân. Khi khẳng định cá nhân thì đem cá nhân đối lập với xã hội.

Suốt thời kỳ phong kiến, tôn giáo cũng như đạo đức đều nhân danh Thợng đế, nhân danh nhà vua, nhân danh xã hội và lợi ích công cộng để nô dịch con người, khiến con người bị áp bức bóc lột mà vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng. Xã hội phong kiến phục vụ lợi ích cá nhân của bọn vua chúa, trong khi cá nhân của quần chúng nhân dân, của chính những người làm ra lịch sử lại bí chà đạp.

Khi giai cấp tư sản tấn công vào các ảo tưởng tôn giáo, tấn công vào sự lừa bịp của giai cấp phong kiến và khẳng định quyền của cá nhân, thì đó là một điều hết sức tiến bộ. Nhưng từ đó nó đã đi đến một chủ nghĩa cá nhân cực đoan, đẩy con người vào cái vỏ ốc của bản thân mình. Mỗi cá nhân là một vũ trụ riêng của mình. Trong cái vũ trụ cá nhân ấy, con người chỉ biết bản thân và tách khỏi mọi người khác. Họ một mình bơ vơ, lo lắng, heo hút như một người đi đêm giữa bãi sa mạc. Đau buồn và bế tắc là số phận của họ.

Thời đại của chúng ta đã mở ra khả năng thực tế cho sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội. Cách mạng đang xóa bỏ sự chiếm hữu tư nhân, xóa bỏ cái nguồn gốc đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội và tạo ra sự tha hóa về lao động, cùng mọi sự tha hóa khác.

Từ lâu, Marx đã hình dung sự hòa hợp ấy giữa cá nhân và xã hội. Cá nhân chỉ được giải phóng, khi dân tộc được giải phóng, đất nước được giải phóng, nhân loại được giải phóng. Mặt khác, Marx cũng khẳng định rằng: mỗi con người được phát triển tự do, là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Sự phát triển của xã hội là tiền đề cho sự phát triển của cá nhân và sự phát triển của cá nhân là điều kiện cho sự phồn vinh của cả xã hội.

Hai mặt trên đây có quan hệ khăng khít với nhau và từ đó gắn bó lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Lợi ích xã hội là lợi ích cơ bản, lợi ích lâu dài, lợi ích cao nhất của cá nhân. Và lợi ích của cá nhân, là bộ phận của lợi ích xã hội.

Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
Scroll to top